VAR Trong Bóng Đá Là Gì? Những Ồn Ào Sau 7 Năm Áp Dụng!
“VAR trong bóng đá là gì” là cụm từ được tìm kiếm khá nhiều vào thời điểm công nghệ bắt đầu được sử dụng. Kể từ lúc đó, VAR đã dần trở nên quen thuộc, thậm chí đóng vai trò quan trọng trong các quyết định thay đổi cục diện trận đấu. Hãy cùng Luongsontv điểm qua lại một số thông tin cơ bản của vị “‘trọng tài ảo” này và thảo luận về những ồn ào xoay quanh nhé!
VAR trong bóng đá là gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm đáp án cho câu hỏi “VAR trong bóng đá là gì”. Bởi chắc chắn sẽ có rất nhiều người nghe đi nghe lại nhiều lần cái tên này, nhưng rồi lại không biết nguyên lý hoạt động cũng như khái niệm liên quan.
Giới thiệu
VAR – tên đầy đủ tiếng Anh là Video Assistant Referee – là công nghệ video hỗ trợ trọng tài xử lý các tình huống khuất tầm nhìn trên sân cỏ. Để không bỏ qua bất kỳ góc khuất nào, một hệ thống các camera đã được lắp đặt dày đặc xung quanh sân để thu video trực tiếp.
Các hình ảnh sau đó sẽ được truyền về phòng VAR – nơi tập hợp các trọng tài chuyên nghiệp đảm nhận việc theo dõi sát sao mọi biến động trong giờ bóng lăn. Nếu có các tình huống nhỏ, tổ trưởng tổ VAR sẽ thông qua tai nghe để cung cấp thông tin cho trọng tài chính. Trường hợp tổ VAR không thể tự đưa ra quyết định, trọng tài chính sẽ phải ra ngoài khu vực đường pitch để theo dõi lại tình huống thông qua màn hình.
Lần đầu ra mắt công chúng
Vậy trận đấu đầu tiên áp dụng VAR trong bóng đá là gì? Đó là một cuộc đọ sức diễn ra vào tháng 8 năm 2016 tại giải Nhà nghề Mỹ. Tuy nhiên đến năm 2017, công nghệ hỗ trợ này mới được áp dụng rộng rãi hơn. Trong đó, Cúp C1 châu Âu và World Cup 2018 chính là hai giải đấu lớn có sự xuất hiện của VAR từ thời điểm đầu.
Ưu nhược điểm của VAR
Trong suốt thời gian qua, VAR đã mang đến nhiều sự trợ giúp cho những người cầm còi, giảm thiểu các trường hợp đổ lỗi, gây áp lực cho trọng tài. Nhưng đồng thời không thể phủ nhận những tranh cãi xoay quanh việc phụ thuộc vào VAR, cùng với đó là hàng loạt tình huống sít sao khiến báo giới tốn không ít giấy mực.
Về cơ bản, có thể liệt kê đơn giản ưu nhược điểm của VAR như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Bảng ưu, nhược điểm của công nghệ VAR
Các tình huống bóng đá cần sự can thiệp của VAR
Mỗi trận đấu trên sân cỏ làng túc cầu thường kéo dài tối thiểu 90 phút với vô số tình huống va chạm, phạm lỗi. Nhưng dĩ nhiên trọng tài không thể áp dụng VAR trong mọi tình huống “lông gà vỏ tỏi”. Vậy các tình huống bắt buộc dùng VAR trong bóng đá là gì?
Xác định bàn thắng hợp lệ
Mỗi bàn thắng được ghi ngoại trừ penalty, trọng tài đều khó có góc nhìn trực diện. Chính vì thế nếu xảy ra các trường hợp cầu thủ việt vị hoặc phạm lỗi trước khi bóng vào lưới sẽ rất khó nắm bắt. Lúc này, tổ VAR sẽ tự động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các góc quay, qua đó đưa ra quyết định công nhận hay không công nhận bàn thắng.
Đánh giá tình huống quyết định phạt đền
Hầu hết các tình huống đá phạt đền hiện này đều có sự can thiệp của VAR để đảm bảo công bằng nhất về kết quả tỷ số cuối cùng. Số lần check VAR cũng không hề bị giới hạn. Vậy nên mới có trường hợp như tại giải Cúp châu Á 2023 mới đây, đội chủ nhà đã giành chiến thắng cuối cùng trong trận chung kết với 3 bàn thắng đều là các quả penalty sau khi kiểm trọng tài kiểm tra với VAR.
Dù trong mọi quyết định đưa ra, trọng tài chính luôn là người có tiếng nói lớn nhất. Song sự trợ giúp của công nghệ đã khiến các “mũi dùi” dư luận chuyển hướng và không gây áp lực lớn đến trọng tài.
Lỗi nghiêm trọng dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp
Bạn có bao giờ thắc mắc vai trò của VAR trong bóng đá là gì lại có thể khiến cầu thủ mới nhận thẻ vàng lại bị xóa và chuyển sang thẻ đỏ hay không? Điều này thực ra do trọng tài không thể bao quát tình huống và đánh giá sai tính nghiêm trọng.
Lúc này, với sự trợ giúp của những đồng nghiệp trong phòng theo dõi, “vị vua áo đen” sẽ tự mình xem lại qua màn hình với nhiều góc quay chậm khác nhau. Đây cũng thường là bước ngoặt của các trận đấu khiến cục diện trở nên xoay chiều.
Những tranh cãi xoay quanh các tình huống trợ giúp từ VAR
Qua gần 7 năm áp dụng, vị trí của VAR trong bóng đá là gì đã không còn quan trọng. Bởi lẽ công nghệ này hầu như đã có ở hầu hết các giải lớn nhỏ. Cũng chính vì thế mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn các ý kiến tiêu cực xoay quanh công nghệ.
VAR làm mất đi cảm xúc bóng đá
Trước đây khi có tình huống phạm lỗi xảy ra dẫn đến thẻ phạt hay phạt đền, trọng tài sẽ ra quyết định chỉ trong nháy mắt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những người xem và các cầu thủ trên sân, đưa họ vào hai thế cực cảm xúc. Đó là sự nhiệt huyết và sức hút của bóng đá.
Tuy nhiên, kể từ khi có VAR, mỗi tình huống tương tự đều mất rất nhiều thời gian để “vua áo đen” kiểm tra kỹ lưỡng từng đoạn ghi hình. Thậm chí có trường hợp tiêu tốn đến hơn 10 phút thi đấu chính thức – tương đương khoảng 1/4 thời gian hiệp đấu. Để đến khi đi đến quyết định cuối cùng, cảm xúc là có nhưng không thể rộn ràng, sôi sục như quá khứ nữa.
Các trọng tài có dấu hiệu ngày càng phụ thuộc vào VAR
Việc các trọng tài sợ mắc lỗi và nhận chỉ trích từ người hâm mộ cũng khiến họ dần phụ thuộc hơn vào các quyết định của VAR. Một trận đấu vốn dĩ chỉ 90 phút lại bị gián đoạn nhiều lần để trọng tài chạy ra ngoài đường pitch… xem lại tình huống. Ngắt quãng quá độ đôi khi cũng khiến các cầu thủ mất đi hứng thú thi đấu.
Vẫn còn những tình huống không chính xác
Dù tầm quan trọng và sự chính xác của VAR trong bóng đá là gì đi nữa cũng không thể ngăn trường hợp sai sót xảy ra. Dù xác suất không cao nhưng đủ để khiến fan hâm mộ phẫn nộ đòi tẩy chay việc sử dụng công nghệ.
Mọi chuyện sẽ càng ầm ĩ hơn nữa nếu những trận đấu này thuộc khuôn khổ các giải đấu lớn như EURO, World Cup,… Chắn chắn VAR sẽ cần phải cải thiện hơn nữa trong tương lai để xứng đúng danh “trọng tài” của mình.
Trên đây là giải thích VAR trong bóng đá là gì cùng các thông tin thú vị có liên quan. Mong rằng bạn đã có cái nhìn chính diện hơn về công nghệ này để dễ dàng theo dõi xuyên suốt các trận đấu. Cũng hy vọng trong thời gian không xa, VAR có thể hoàn thiện hơn nữa để loại bỏ các nhược điểm còn đang bất cập.